Sự phát triển của các nghiên cứu giúp hiểu về trải nghiệm khách hàng Trải nghiệm khách hàng

Khái niệm trải nghiệm khách hàng được tích hợp lâu dài trong nhiều tài liệu tiếp thị, trong một số khái niệm nó được hiểu như sự hài lòng của khách hàng, chất lượng dịch vụ, tiếp thị mối quan hệ và tài sản của khách hàng. Để thực sự hiểu và đánh giá cao sự tập trung đổi mới vào trải nghiệm của khách hàng, cần hiểu nguồn gốc của nó để xác định và nhận ra những đóng góp của các lĩnh vực nghiên cứu đã được thiết lập cho trải nghiệm của khách hàng.[12]

Bắt đầu từ những năm 1960 các lý thuyết ban đầu về tiếp thị và hành vi người tiêu dùng được phát triển và truyền đạt, cụ thể là công trình của Philip Kotler (1967)[13], John Howard và Jagdish Sheth (1969)[14]. Sau đó, Katherine N. Lemon và cộng sự của mình[12] đã xác định những chủ đề nối tiếp nhau và đóng góp cho nghiên cứu trải nghiệm khách hàng như sau:

Các mô hình quy trình hành vi mua của khách hàng: hiểu được trải nghiệm của khách hàng và quy trình ra quyết định (Từ năm 1960 đến năm 1970)

Sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng: ước lượng, đánh giá nhận thức và thái độ của khách hàng về một trải nghiệm (Những năm 1970)

Chất lượng dịch vụ: xác định bối cảnh cụ thể và các yếu tố của trải nghiệm khách hàng và lập bản đồ hành trình khách hàng (Những năm 1980)

Tiếp thị mối quan hệ: mở rộng phạm vi phản hồi của khách hàng được xem xét trong trải nghiệm của khách hàng (Những năm 1990)

Quản trị quan hệ khách hàng (CRM): mô hình liên kết để xác định các yếu tố cụ thể của trải nghiệm khách hàng ảnh hưởng lẫn nhau và kết quả kinh doanh (Năm 2000)

Lấy khách hàng làm trung tâm và tập trung vào khách hàng: tập trung vào các thách thức liên ngành và tổ chức liên quan đến việc thiết kế và quản lý thành công trải nghiệm của khách hàng (Từ năm 2000 đến năm 2010)

• Sự tham gia của khách hàng: nhận ra vai trò của khách hàng trong trải nghiệm (Những năm 2010)

BẢNG 1: Quan điểm theo thời gian: Đóng góp làm rõ cho trải nghiệm của khách hàng[12]
Thời gianChủ đềTác giảĐóng góp cho nghiên cứu trải nghiệm khách hàng
Từ năm 1960 đến năm 1970Hành vi mua của khách hàng: Những mô hình về quy trình muaLavidge and Steiner (1961)[15]; Howard and Sheth (1969)[16]
  • Lộ trình hoàn thiện về mua hàng
  • Điểm trải nghiệm tập trung
  • Những mô hình liên kết khái niệm
  • Xem xét trải nghiệm khách hàng và quyết định của khách hàng
Những năm 1970Sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàngOliver (1980)[17]; Zeithaml 1988; Bolton and Drew (1991)[18];
  • Xác định các số liệu chính để bắt đầu đánh giá trải nghiệm khách hàng tổng thể.
  • Những mô hình liên kết thực nghiệm để xác định động lực chính.
  • Ước lượng, đánh giá nhận thức và thái độ của khách hàng về một trải nghiệm.
Những năm 1980Chất lượng phục vụParasuraman, Zeithaml, and Berry (1988)[19]; Bitner (1990, 1992)[20]; Rust and Chung (2006)[21]; Bitner, Ostrom, and Morgan (2008)[22]
  • Dự đoán bản đồ hành trình của khách hàng thông qua kế hoạch chi tiết.
  • Tiếp thị và hoạt động liên kết - Tập trung vào chất lượng.
  • Xác định bối cảnh cụ thể và các yếu tố của khách hàng.
Những năm 1990Tiếp thị mối quan hệDwyer, Schurr, and Oh (1987)[23]; Morgan and Hunt (1994)[24]; Berry (1995)[25]
  • Mở rộng sang bối cảnh B2B
  • Động cơ, thái độ quan trọng được xác định
  • Mở rộng phạm vi phản hồi của khách hàng được xem xét trong trải nghiệm của khách hàng
Năm 2000Quản trị quan hệ khách hàngReinartz and Kumar (2000)[26]; Verhoef (2003)[27]; Bolton, Lemon, and Verhoef (2004)[28]; Rust, Lemon, and Zeithaml (2004)[29]; Payne and Frow (2005)[30]; Neslin et al. (2006)[31]; Kumar and Shah (2009)[32]
  • Xác định các điểm tiếp xúc chính và động cơ.
  • Tổng hợp và phân tích các dữ liệu.
  • Các khía cạnh đa kênh kết hợp.
  • Xác định các yếu tố cụ thể của trải nghiệm khách hàng liên quan đến nhau và kết quả kinh doanh như thế nào.
Từ năm 2000 đến năm 2010Lấy khách hàng làm trung tâm và tập trung vào khách hàngSheth, Sisodia, and Sharma (2000)[33]; Gulati and Oldroyd (2005)[34]; Shah et al. (2006)[35]
  • Quan điểm lấy khách hàng làm trung tâm đối với doanh nghiệp.
  • Khai thác và tập trung sâu hơn vào dữ liệu khách hàng.
  • Tập trung vào thiết kế lại trải nghiệm khách hàng từ góc độ khách hàng.
Những năm 2010Sự tham gia của khách hàngLibai et al. (2010)[36]; Van Doorn et al. (2010)[37]; Kumar, Peterson, and Leone (2010)[38]; Hollebeek, Glynn, and Brodie (2014)[39]
  • Nhận ra giá trị của việc khách hàng không mua sản phẩm.
  • Kết hợp thái độ, cảm xúc và hành vi tích cực và tiêu cực.
  • Các khái niệm nền tảng kết hợp phương tiện truyền thông xã hội.
  • Nhận thức rõ hơn vai trò của khách hàng trong trải nghiệm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trải nghiệm khách hàng http://www-07.ibm.com/innovation/sg/adv/special/ov... http://www.adaptivepath.org/ideas/the-anatomy-of-a... //dx.doi.org/10.1007%2Fs11747-007-0070-0 //dx.doi.org/10.1007%2Fs11747-015-0460-7 //dx.doi.org/10.1016%2F0167-8116(95)00023-U //dx.doi.org/10.1016%2FS0022-4359(97)90021-X //dx.doi.org/10.1016%2Fj.emj.2007.08.005 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.ijresmar.2006.11.002 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.ijresmar.2013.10.003 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.ijresmar.2015.02.004